5. Bệnh phân trắng hay hội chứng phân trắng (WFD/WFS)
Nguyên nhân: Hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân, có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tôm bệnh phân trắng do nhóm vi khuẩn Vibrio, cũng có những nghiên cứu khác cho rằng nguyên nhân do trùng hai tế bào (Gregarine) hoặc nhóm ký sinh trùng có tên Vermiform. Một vài nghiên cứu cho thấy tôm nhiễm bệnh có sự hiện diện của nhiều loại mầm bệnh khác nhau như vi khuẩn (nhóm Vibrio), ký sinh trùng (Vermiform, trùng hai tế bào – Gregarine), virus.
Chuẩn đoán: Tôm bệnh thải ra phân trắng, thỉnh thoảng sợi phân tôm cũng có màu vàng nhạt, gan tụy teo hay mềm nhũn, tôm bệnh phân trắng thường kèm theo triệu chứng mềm vỏ hay vỏ lỏng lẻo. Một vài ngày sau khi nhiễm bệnh, tôm sẽ yếu và bơi lội lờ đờ trên mặt nước, tôm yếu dần và chết. Nên tiến hành các xét nghiệm đơn giản nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng xử lý thích hợp. Việc đầu tiên và đơn giản nhất là kiểm tra ký sinh trùng trong ruột tôm bằng cách cắt một đoạn ruột tôm và soi dưới kính hiển vi quang học xem có nhiễm ký sinh trùng hay không. Nếu tôm không nhiễm ký sinh trùng, tiến hành kiểm tra tổng vi khuẩn Vibrio trong môi trường ao nuôi, nếu mật số Vibrio quá cao, có thể nguyên nhân do vi khuẩn Vibrio.
Dấu hiệu lâm sàng của WFS. (a) Sợi phân trắng nổi trên mặt nước; (b) Sợi phân trắng trên sàng ăn; (c) Tôm nhiễm bệnh ruột có màu trắng; (d) Tôm nhiễm bệnh ruột có màu vàng nâu; (e) Ảnh chụp hiển vi bên trong của sợi phân.
Mẫu nhuộm tươi của mô gan tụy tôm quan sát dưới kính hiển vi quang học. (a) Ảnh hiển vi độ phóng đại thấp cho thấy có 3 con vermiform trong tế bào ống gan tụy tôm; (b) Ảnh hiển vi độ phóng đại cao cho thấy một con vermiform có các cấu trúc giống bào tử, nhưng thực ra đó là các tế bào B bị bong tróc và tồn tại độc lập; (c) Ảnh hiển vi độ phóng đại cao của ký sinh trùng nhuộm bởi dung dịch Rose Bengal cho thấy rõ các cấu trúc bên trong màng tế bào.
Mẫu mô gan tụy tôm nhuộm bằng H&E cho thấy rõ hình thái của vermiform và cấu trúc giống bào tử.
Trùng hai tế bào phân lập được trong ruột của tôm bệnh phân trắng.
Phòng trị bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp do có nhiều tác nhân gây bệnh phân trắng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia Thái Lan là người nuôi tôm nên giảm mật độ nuôi trong mùa nắng nóng. Điều này làm giảm hàm lượng vật chất hữu cơ ở nền đáy ao và làm giảm sự phát triển của vi khuẩnVibrio spp. Bên cạnh đó, một số nhà nuôi tôm đã thành công trong việc kiểm soát bệnh này bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học có chứa vi khuẩn Bacillus subtilis để hạn chế sự phát triển của nhóm vi khuẩnVibrio spp. gây bệnh. Nuôi ghép tôm với cá rô phi cũng có tác dụng tốt trong kiểm soát nhóm vi khuẩn Vibrio phát triển trong ao nuôi. Để khống chế trùng hai tế bào, sử dụng tỏi với liều lượng 5-10 g/kg thức ăn cho hiệu quả cao.
6. Bệnh Taura hay hội chứng Taura (TSV)
Nguyên nhân: Bệnh do taura syndrome virus (TSV) gây ra. Đầu tiên, TSV được phân loại thuộc họPiconarviridae nhưng gần đây đã được tái phân loại vào họ Dicistroviridae.
Chuẩn đoán: Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh có màu đỏ nhạt, đặc biệt là phần đuôi. Ngoài ra, tôm còn có dấu hiệu khác như mềm vỏ và ruột rỗng. Hội chứng Taura gây chết với tỷ lệ cao (thường tỷ lệ gây chết từ 40% đến 90%) và lây lan nhanh. Virus Taura có thể nhiễm trên tôm sú gây ra bệnh đỏ đuôi: tôm có màu đỏ ở toàn bộ vùng đuôi quạt và các đốt thân kế tiếp ngược lên phía đầu; chân bò, chân bơi cũng có màu đỏ.
Tôm thẻ chân trắng bệnh Taura.
Tôm thẻ chân trắng bệnh Taura (bên dưới) so với tôm khỏe (bên trên).
Tôm thẻ chân trắng bệnh Taura, có kèm theo triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn.
Tôm sú bệnh Taura.
Tôm sú bệnh Taura.
Phòng trị bệnh: Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp. Tương tự như phòng bệnh bệnh đốm trắng WSSV và bệnh đầu vàng, chọn con giống không có mầm bệnh sau khi qua kiểm tra PCR hoặc chọn con giống không nhiễm bệnh SPF (specific Pathogen Free).Nguồn: www.aquanetviet.org
Nguyên nhân: Hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân, có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tôm bệnh phân trắng do nhóm vi khuẩn Vibrio, cũng có những nghiên cứu khác cho rằng nguyên nhân do trùng hai tế bào (Gregarine) hoặc nhóm ký sinh trùng có tên Vermiform. Một vài nghiên cứu cho thấy tôm nhiễm bệnh có sự hiện diện của nhiều loại mầm bệnh khác nhau như vi khuẩn (nhóm Vibrio), ký sinh trùng (Vermiform, trùng hai tế bào – Gregarine), virus.
Chuẩn đoán: Tôm bệnh thải ra phân trắng, thỉnh thoảng sợi phân tôm cũng có màu vàng nhạt, gan tụy teo hay mềm nhũn, tôm bệnh phân trắng thường kèm theo triệu chứng mềm vỏ hay vỏ lỏng lẻo. Một vài ngày sau khi nhiễm bệnh, tôm sẽ yếu và bơi lội lờ đờ trên mặt nước, tôm yếu dần và chết. Nên tiến hành các xét nghiệm đơn giản nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng xử lý thích hợp. Việc đầu tiên và đơn giản nhất là kiểm tra ký sinh trùng trong ruột tôm bằng cách cắt một đoạn ruột tôm và soi dưới kính hiển vi quang học xem có nhiễm ký sinh trùng hay không. Nếu tôm không nhiễm ký sinh trùng, tiến hành kiểm tra tổng vi khuẩn Vibrio trong môi trường ao nuôi, nếu mật số Vibrio quá cao, có thể nguyên nhân do vi khuẩn Vibrio.
Dấu hiệu lâm sàng của WFS. (a) Sợi phân trắng nổi trên mặt nước; (b) Sợi phân trắng trên sàng ăn; (c) Tôm nhiễm bệnh ruột có màu trắng; (d) Tôm nhiễm bệnh ruột có màu vàng nâu; (e) Ảnh chụp hiển vi bên trong của sợi phân.
Mẫu nhuộm tươi của mô gan tụy tôm quan sát dưới kính hiển vi quang học. (a) Ảnh hiển vi độ phóng đại thấp cho thấy có 3 con vermiform trong tế bào ống gan tụy tôm; (b) Ảnh hiển vi độ phóng đại cao cho thấy một con vermiform có các cấu trúc giống bào tử, nhưng thực ra đó là các tế bào B bị bong tróc và tồn tại độc lập; (c) Ảnh hiển vi độ phóng đại cao của ký sinh trùng nhuộm bởi dung dịch Rose Bengal cho thấy rõ các cấu trúc bên trong màng tế bào.
Mẫu mô gan tụy tôm nhuộm bằng H&E cho thấy rõ hình thái của vermiform và cấu trúc giống bào tử.
Trùng hai tế bào phân lập được trong ruột của tôm bệnh phân trắng.
Phòng trị bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp do có nhiều tác nhân gây bệnh phân trắng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia Thái Lan là người nuôi tôm nên giảm mật độ nuôi trong mùa nắng nóng. Điều này làm giảm hàm lượng vật chất hữu cơ ở nền đáy ao và làm giảm sự phát triển của vi khuẩnVibrio spp. Bên cạnh đó, một số nhà nuôi tôm đã thành công trong việc kiểm soát bệnh này bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học có chứa vi khuẩn Bacillus subtilis để hạn chế sự phát triển của nhóm vi khuẩnVibrio spp. gây bệnh. Nuôi ghép tôm với cá rô phi cũng có tác dụng tốt trong kiểm soát nhóm vi khuẩn Vibrio phát triển trong ao nuôi. Để khống chế trùng hai tế bào, sử dụng tỏi với liều lượng 5-10 g/kg thức ăn cho hiệu quả cao.
6. Bệnh Taura hay hội chứng Taura (TSV)
Nguyên nhân: Bệnh do taura syndrome virus (TSV) gây ra. Đầu tiên, TSV được phân loại thuộc họPiconarviridae nhưng gần đây đã được tái phân loại vào họ Dicistroviridae.
Chuẩn đoán: Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh có màu đỏ nhạt, đặc biệt là phần đuôi. Ngoài ra, tôm còn có dấu hiệu khác như mềm vỏ và ruột rỗng. Hội chứng Taura gây chết với tỷ lệ cao (thường tỷ lệ gây chết từ 40% đến 90%) và lây lan nhanh. Virus Taura có thể nhiễm trên tôm sú gây ra bệnh đỏ đuôi: tôm có màu đỏ ở toàn bộ vùng đuôi quạt và các đốt thân kế tiếp ngược lên phía đầu; chân bò, chân bơi cũng có màu đỏ.
Tôm thẻ chân trắng bệnh Taura.
Tôm thẻ chân trắng bệnh Taura (bên dưới) so với tôm khỏe (bên trên).
Tôm thẻ chân trắng bệnh Taura, có kèm theo triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn.
Tôm sú bệnh Taura.
Tôm sú bệnh Taura.
Phòng trị bệnh: Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp. Tương tự như phòng bệnh bệnh đốm trắng WSSV và bệnh đầu vàng, chọn con giống không có mầm bệnh sau khi qua kiểm tra PCR hoặc chọn con giống không nhiễm bệnh SPF (specific Pathogen Free).Nguồn: www.aquanetviet.org