Yếu tố vật chủ
Các loài dễ bị nhiễm bệnh: Nhiễm bệnh tự nhiên đã được mô tả trên tôm thẻ chân trắng L. vannamei (Lightner và cộng sự, 2004) và penaeus subtilis (Pinherio và cộng sự, 2007). Cảm nhiễm trên tôm sú P. monodon và tôm xanh Nam Mỹ P.stylirostris đã được thực hiện (Tang và cộng sự, 2005).
Giai đoạn nhạy cảm: Biểu hiện bệnh được mô tả trên tôm thẻ chân trắng L.vannamei từ giai đoạn tiền trưởng thành (juvenile) đến trưởng thành (adult) (Lightner và cộng sự, 2004). Tuy nhiên, nhiễm bệnh có thể xảy ra ở giai đoạn nhỏ hơn và lan truyền theo chiều dọc.
Các Vector và nguồn ô nhiễm: Các Vector cơ học bao gồm ấu trùng côn trùng và các loại thức ăn tươi lấy từ các vùng dịch như nhuyễn thể và các loài giáp xác nhỏ. Tôm đông lạnh bị nhiễm bệnh và qui trình xử lý chất thải không hợp lý (đầu, vỏ,…) có thể là nguồn ô nhiễm nếu xử lý gần khu thả tôm tự nhiên hay tôm nuôi.
Cơ chế lan truyền bệnh: Lan truyền theo chiều ngang bằng cách tiêu thụ các mô bị nhiễm bệnh (ví dụ: ăn thịt đồng loại, ăn thịt kẻ thù,…) hoặc các vector của virus và cách thức lan truyền theo nguồn nước là con đường lan truyền chính. Truyền nhiễm có thể xảy ra từ các vật nuôi khỏe mạnh trong trường hợp không có bệnh. Lan truyền theo chiều dọc được nghi ngờ chủ yếu từ tôm mẹ bị nhiễm bệnh.
Dấu hiệu và triệu chứng
Dấu hiệu lâm sàng: Các triệu chứng xuất hiện trong trại thả tôm post giai đoạn 14 – 40 ngày tuổi. Rõ ràng, đó là sự thay đổi đặc điểm về màu sắc của cơ đuôi, nó trở thành màu trắng đục. Trong đó, cơ quan bạch huyết có thể được phân tích một cách dễ dàng vì nó trương to do sự hiện diện của các thể cầu (Lightner và cộng sự, 2004). Tuy nhiên, đây là sự thay đổi không đặc hiệu liên quan đến các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hay không truyền nhiễm khác và không hạn chế đến việc nhiễm IMNV. Tôm chết do nhiễm IMNV có thể bị cấp tính và mãn tính. Chết cấp tính thường xảy ra do điều kiện môi trường căng thẳng (như chài tôm, biến động môi trường nước,…) và có thể gây chết lên đến 70% quần đàn. Chết mãn tính có thể gây chết 40-50% và có thể tiếp nối giai đoạn cấp tính.
Không áp dụng tiêm phòng, hóa trị liệu hay tăng cường hệ miễn dịch để kiểm soát IMNV. Giống kháng bệnh đã được thực hiện bỡi các công ty tư nhân nhằm mang lại hiệu quả trong việc chọn lựa dòng chịu được bệnh, tuy nhiên điều đó cũng không mang lại thành công đáng kể.
Thực hành nuôi tốt và đảm bảo an toàn sinh học: Sử dụng tôm Post và tôm bố mẹ sạch bệnh SPF đã được kiểm tra bằng RT-PCR. Khuyến cáo tránh sử dụng thức ăn tươi cho tôm bố mẹ có nguồn gốc từ vùng dịch. Các nghiên cứu chưa công bố đã chỉ ra rằng virus vẫn lây nhiễm trong nước trong một khoảng thời gian dài, nghiên cứu cũng cho biết các cơ sở vật chất bị phơi nhiễm vẫn có thể nhiễm bệnh nếu không được khử trùng đúng cách. Một chiến lược có thể phòng bệnh là phơi khô cơ sở vật chất bị nhiễm bệnh và sau đó bố trí lại vào ao nuôi có tôm không nhiễm IMNV.
Phân bố địa lý: Căn bệnh này hiện nay được giới hạn ở Brazin (Lightner và cộng tác viên, 2004) và Indonesia (Saengchan và cộng tác viên, 2007). Liên quan đến ngành công nghiệp tôm, IMNV có thể lây lan sang các nước lân cận do nhập chuyển tôm bố mẹ sống bị nhiễm bệnh.
Đây là phạm vi đầy đủ các phương pháp chẩn đoán có giá trị trong việc phát hiện BP. Mỗi phương pháp có kết quả âm tính hay dương tính.
Kít chẩn đoán: dot-blot, lai in situ và PCR.
Nguồn: Zahra Javidi. The Characteristics and prevention of IMNV and WSSD in Litopenaeus vannamei. Aqua Practical, Vol 2, Issue 3, p.4-5, 3rd-7th/10/2017.
Dịch bởi: KS. Huỳnh Thị Bích Thinh – Công ty Vinhthinh Biostadt