Hiện tại chưa có bất kỳ kết luận khoa học nào với tình trạng này. Tuy nhiên, hiện tượng “bóng nước” dưới vỏ đầu ngực tôm chân trắng đã được biết đến từ nhiều năm trước tại Thailand, lúc đó bệnh AHPND chưa xuất hiện và tại Thailand cũng không có bất kỳ công bố nào từ các chuyên gia.
Chỉ có rất ít thông tin về hội chứng này trên Internet và chủ yếu từ phần thảo luận của Ek – Anant Yuvabenjabol – Giám đốc kỹ thuật của Thai Union Feedmill Co.Ltd trên trang web của Mạng lưới nuôi trồng thủy sản châu Á – Thái Bình Dương (NACA). Chúng tôi tóm tắt những thông tin thảo luận này bên dưới để người nuôi tôm có thể tham khảo thêm.
Theo Ek – anant, hiện tượng “bóng nước” dưới vỏ đầu ngực được tạm gọi với tên tiếng anh là Subcarapace Watery Sac Syndrome (viết tắt là SWSS), một “hội chứng” trên tôm chân trắng. Khi thu mẫu tôm mang về phòng thi nghiệm để kiểm tra các “bóng nước”, các kết quả thu được như sau:
– Có hai trường hợp rõ rệt. Trường hợp 01 – “bóng nước” hoàn toàn không chứa vibrio và trường hợp 02 – Các “bóng nước” chứa đầy vibrio parahaemolyticus.
– Đối với trường hợp đầu tiên, tôm vẫn phát triển tốt bình thường đến khi thu hoạch. Trường hợp 02: tôm giảm ăn hoặc ngừng ăn hoàn toàn, tôm không tăng trưởng trong 01 tuần và người nuôi phải tiến hành thu hoạch tôm.
Ek – anant thấy rằng, những ao tôm bị hội chứng trên thường gặp trong các ao nuôi mật độ cao, độ mặn cao (lớn hơn 25 phần ngàn), tôm bị hội chứng này thường ở giai đoạn trên dưới 01 tháng tuổi và ở giai đoạn mưa kéo dài.
Kiểm tra độ mặn trong “bóng nước” cho thấy chúng thường có độ mặn rất cao từ 35 – 45 phần ngàn, cao hơn độ mặn nước ao nuôi có tôm bị bệnh và thu mẫu kiểm tra như trên.
Ek – anant cũng cho biết tỷ lệ chết của những ao bị “bóng nước” không nhiễm vibrio thì không cao – khoảng từ 5 – 30%. Số tôm còn lại thì phát triển bình thường.
Từ những kiểm chứng sơ bộ trên, Ek – anant đưa ra nhận định rằng có thể tôm nuô bị sốc và mất cân bằng áp suất thẩm thấu, đặc biệt với Natri, Magiê, Kali và Can – xi. Chính vì thế Ek – anant đề nghị qui trình phòng bệnh bao gồm cho ăn vitamin C và bổ sung khoáng chất đấy đủ vào ao nuôi, đặc biệt mùa mưa để tránh tình trạng này.
Bên dưới là vài hình ảnh của hội chứng này mà Ek – anant ghi nhận được tại các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng ở Thailand
Biên dịch: KS NGUYỄN THÀNH QUANG THUẬN – Công ty Vinhthinhbiostadt
Nguồn: http://www.enaca.org