Quy trình trị bệnh tôm rớt cục thịt vào mùa mưa

DẤU HIỆU

Vào mùa mưa, lượng mưa hằng ngày nhiều, kèm theo độ mặn trong nước ở khu vực giảm, độ mặn thấp. Người nuôi tôm thường nuôi với mật độ cao (khoảng 300 con/ m2). Thông thường tôm vào khoảng 200 con trở về lớn bị rớt đáy, tôm siphong ra mất võ hoặc võ mềm, tôm đứt khúc.

  • Thường xảy ra ở ao bạt giai đoạn tôm thịt khoảng sau tháng rưỡi nuôi đến gần thu hoạch. Ở một số ao nuôi mật độ cao 300-500con/m2 có thể xảy ra sớm hơn đối với ao gièo quá dày
  • Tôm thường lột xác vào buổi tối khoảng 22h-2h, đối với tôm thẻ thì ngày nào cũng lột vì ăn đủ sức là tôm lột, nhưng lột tập trung vào những ngày giữa tháng âm lịch (13,14,15) và những ngày cuối tháng âm lịch (29,30,1)

NGUYÊN NHÂN

  • Nuôi mật độ dày, khi tôm lột đồng loạt  Thiếu kiềm, thiếu khoáng trong quá trình nuôi
  • Do sụp tảo, tảo tàn trong quá trình nuôi.
  • Do thiếu oxy, trong quá trình lột tôm rất cần oxy để hô hấp, nếu lột rộ mà không đảm bảo oxy đầy đủ thì rất nguy hiểm.
  • Do khí độc NO2, khi vừa mới lột vỏ xong tôm rất yếu, NO2 ngay lập tức bám vào mang tôm khiến tôm không hô hấp được dẫn đến chết khi chưa làm vỏ kịp.
  • Độ mặn thấp, ít khoáng chất trong nước, độc tính của NO2 lúc này cao hơn.
  • Mỗi đêm, tôm có thể rớt đáy từ 5 – 10 kg cho đến vài chục kg, thậm chí một số ao tôm có thể chết đến cả tấn. Đa số tôm chết còn tươi mềm

CÁCH PHÒNG

  • Tăng cường hàm lượng oxi trong ao nuôi ( đo lúc 21-22h >= 5 mg/ l).
  • Kiểm soát lượng tảo trong ao nuôi, không để tảo già, không để mật độ tảo trong ao cao, đậm tảo.
  • Xữ lý môi trường nước sạch, ít chất lở lững trong nước và đáy ao.
  • Độ kiềm luôn >= 126 mg/ lít. Tường cường khoáng đa lượng và vi lượng trong ao nuôi.
  • Nuôi mật độ vừa phải, nếu nuôi mật độ dày phải đầu tư khoáng chất nhiều hoặc thu tỉa
  • Nên nuôi tôm ở độ mặn trên 15 phần ngàn nếu chủ động được độ mặn
  • Sử dụng liên tục 2 ngày 10kg khoáng Alkaup+ 5kg khoáng Whiteback/ 1000m3 lúc 19-22h (để nâng KIỀM) và sử dụng 5kg khoáng Qshell/ 1000m3 lúc 4-6h sáng vào các ngày giũa tháng âm lịch (13,14,15) và những ngày cuối tháng âm lịch (29,30,1)
  • Dùng 1kg MEN Bio BZT enzyme /1000m3 để xử lý chất nhớt lột của tôm và để hạn chế NO2 lên cao
  • Tăng cường thêm quạt và hệ thống oxy và có thể bổ sung them 3 kg oxy bột/1000m3
  • Quản lí tảo trong ao nuôi

XỬ LÝ AO BỊ RỚT CỤC THỊT

  • Tăng cường oxi trong ao nuôi bằng cách lắp thêm oxi hay sử dụng oxi viên.
  • Xử lý môi trường:
    • Rút nước buổi tối, cấp nước vào buổi sáng. Ao nước sẳn sàng ( pH 8, Kiềm 126, có thể nâng ao sẳn sàng 20 kg Cao/ 1000 m3)
    • Tăng cường khoáng chất và ổn định pH trong ao >= 8.0
      • Sáng cấp nước vào, đồng thời đánh 10 kg CaO + 1 hủ Q-Shell + 10 kg ALKAUP /1000M3 (sục khí 4 tiếng và đánh lúc 22h đêm).
      • Tăng cường hàm lượng Ca, Magie, Kali trong ao nuôi ( Mổi loại 5 kg, đánh vào buổi sáng).
      • Đánh 1gói vi sinh BIO BZT 100. + 1Kg Enzyme Bio Bzt / 1000m3. Đánh vào lúc 9h sáng.
      • Chiều khoảng 16-17 h. Đánh 10 kg CaO+ 1 hủ White Back / 1000m3
      • Cắt thức ăn sớm ( trước 18 h). Và tăng cường chạy quạt vào ban đêm, kèm thêm đánh 10 kg OXI viên /1000 m3.
    • Sử dụng 2 chai E95/1000m3. Vào buổi tối khoảng 20h.
  • Cho ăn: Trộn Minermix 60 % lượng thức ăn trong ngày. Liều lượng 30 ml/ 1 kg