Cách trị bệnh đen mang ở tôm

NGUYÊN NHÂN

  • Nuôi mật độ dày, xác tảo tàn, dư thừa thức ăn …tích tụ dần dưới đáy ao tạo ra lượng lớn mùn bã hữu cơ bám vào mang tôm trong quá trình hô hấp, di chuyển
  • Ao tôm có pH thấp, kim loại nặng, muối của các kim loại tích tụ làm tôm chuyển sang màu đen.
  • Tôm bị đóng rong, các vi sinh vật, vi khuẩn , nấm , vật chất hữu cơ bám làm mang tôm chuyển màu đen

DẤU HIỆU

  • Mang tôm có màu nâu đen hoặc đen
  • Tôm nổi đầu , tấp mé, bơi lờ đờ trên mặt nước do thiếu oxy
  • Tôm còi cọc chậm lớn
  • Mang tôm sẽ bị phá hủy nghiêm trọng khi nhiễm vi khuẩn, nấm.

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ

  • Phòng

+ Quản lý khẩu phần ăn hàng ngày, tránh dư thừa thức ăn.

+ Trộn MAXLIVE (10g/kg TA) +B99 (10g/kg TA)

+ Vệ sinh, sên vét ao nuôi thật kĩ để loại bỏ tác nhân gây bệnh.

+ Diệt khuẩn định kì 7 ngày/ lần KILL VIO (1 lít/ 1200 m3)

+ Cấy vi sinh định kì 7 ngày/lần để cung cấp vi sinh có lợi và phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao nuôi.

+ Kiểm tra các yếu tố môi trường định kì 2 lần/ tuần, kiểm soát tảo, pH trong ao nuôi.

+ Cung cấp đủ oxy, quạt nước

  • Trị bệnh

+ Do môi trường có kim loại nặng, chất hữu cơ trong nước nhiều: Đánh TP-CLEAR (5 lit/ 3000 m3), sau 1 ngày cấy men vi sinh BIO BZT (1 gói/ 5000 m3)

+ Do vi khuẩn, nấm: Diệt khuẩn KILL VIO (1 chai/ 1200 m3), sau 24h cấy vi sinh Bio-BZT

 (1 gói/5000 m3).

+ Trộn cho ăn MAXLIVE (10g/kg TA) + B99 (10g/kg TA)