A. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CÁC CƠ QUAN TRÊN TÔM
Hình ảnh bên dưới cho thấy rõ vị trí các cơ quan quan trọng cần quan sát trên tôm để đánh giá xem tôm nuôi có bị nhiễm AHPND hay không.
MG – Midgut – Ruột
HP – Hepatopancreas – Hệ gan tụy
ST – Stomach – Dạ dày
B. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (ĐÁNH GIÁ TẠI AO NUÔI – POND LEVEL)
– Khối gan tụy thường nhợt nhạt và có màu trắng.
– Gan tụy bị teo.
– Màu sắc gan tụy nhợt nhạt.
– Khối gan tụy của tôm khó bị bóp vỡ giữa hai ngón tay cái và ngón trỏ.
– Các đốm hoặc vệt đen đôi khi xuất hiện trên khối gan tụy.
– Mềm vỏ.
– Đường ruột bị đứt khúc hoặc không có thức ăn.
– Bệnh gan tụy thường bắt đầu xuất hiện và tỷ lệ chết cao sau 10 ngày thả nuôi.
– Tôm yếu chìm dưới đáy ao.
– Tôm bệnh thường lờ đờ, chậm phát triển.
– Tôm sú bị bệnh AHPND thường có màu sắc sậm.
Một số hình ảnh khác bên dưới của Dr. Lighner (Trường Đại học Arizona – Hoa Kỳ) so sánh rõ giữa tôm bệnh và tôm mạnh khỏe.
Hình 3 – Tôm bên trái bị bệnh, con bên phải là tôm khỏe mạnh.
Hình 4 – Cả hai con tôm đều có khối gan tụy bị teo – chỉ thị tôm bị nhiễm EMS
Hình 5 – Cả hai con tôm đều bị bệnh EMS – khối gan tụy nhợt nhạt, chuyển sang màu trắng và teo nhỏ.
Hình 6 – Tôm bị bệnh EMS dưới 30 ngày tuổi (Nguồn: Dr.Chalor Limsuwan – Đại học Kasesart – Thailand)
Hình 7 – Một số con tôm sau khi vượt qua bệnh EMS có hình dạng như trên (gọi là tôm tre – do các đốt trên cơ thể giống những đốt tre). Những con tôm này sau đó sẽ chết (Nguồn: Dr. Chalor Limsuwan – Đại học Kasesart – Thái Lan)
Hình 8 – Tôm sú (Penaeus monodon) bị bệnh EMS cũng có khối gan tụy nhợt nhạt màu sắc, teo nhỏ và ruột không có thức ăn.
Hình 9 – Tôm sú bên tay trái bình thường (ngoại trừ mang bị đen), hai con bên phải bị bệnh EMS có màu sậm, khối gan tụy teo nhỏ.
Hình 10 – Tôm sú bị bệnh gan tụy thường có màu sắc sậm, chậm lớn (trong giống như bị bệnh còi – MBV)
Một số hình ảnh khác bên dưới được bộ phận kỹ thuật của công ty VinhthinhBiosatdt ghi nhận cho thấy tôm giống và tôm ương trong trại vèo bị bệnh gan tụy AHPND/AHPNS/EMS
Hình 11 – Toàn bộ đàn tôm đã nhiễm AHPND
Hình 12 – Gan tụy tôm chuyển sang trắng đục, tôm rất yếu, chết nhiều và phát sáng trong bể.
Hình 13 – Tôm bị gan tụy và đục cơ do thiếu oxy
Hình 14 – Gan tụy tôm bị bệnh AHPND, đường ruột không có thức ăn và đục cơ do thiếu oxy
Bài viết được thực hiện bởi: KS. NGUYỄN THỊ KIỀU – Công ty VinhthinhBiostadt.
Bài viết có sử dụng hình ảnh của Dr. Trần Hữu Lộc, Dr. Donald Lighner và Dr. Chalor Limsuwan