Cách trị bệnh đốm trắng ở tôm

Nguyên nhân

  • Do virus WSSV (White Spot Syndrome Virus)
  • Do vi khuẩn BWSS (Bacteria White Spot Syndrome)
  • Do môi trường

Dấu hiệu nhận biết

  • Bệnh đốm trắng do virus WSSV: tôm có biểu hiện hoạt động kém. Ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn. Bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ. Quan sát vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân. Đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân. Khi các đốm trắng xuất hiện, sau 3-10 ngày tôm chết hàng loạt với tỉ lệ chết cao và nhanh.

Chạy PCR: WSSV – 526 bp

  • Bệnh do vi khuẩn BWSS: khi mới nhiễm khuẩn tôm vẫn ăn mồi, lột xác và chưa thấy các đốm trắng trên tôm. Tuy nhiên, quá trình lột xác bị chậm lại, tôm chậm lớn. Khi bệnh nặng, tôm không chết hàng loạt mà sẽ chết rải rác, hầu hết tôm bị đóng rong, mang bị bẩn. Lúc này quan sát tôm mới thấy các đốm trắng mờ đục hình tròn nhỏ trên vỏ khắp cơ thể.

Chạy PCR cho kết quả âm tính với virus gây bệnh đốm trắng.

  • Đốm trắng do môi trường: Tôm có đốm trắng ở vỏ đầu ngực hoặc phần vỏ ở sống lưng nhưng vẫn khoẻ mạnh, không có tôm tấp bờ, đàn tôm vẫn hoạt động và ăn đều ở mức bình thường, chu kỳ lột xác dài hơn bình thường và tôm sinh trưởng hơi chậm. Khi độ cứng (Ca2+ và Mg2+) của nước cao, tôm sẽ hấp thu quá nhiều Ca2+ và Mg2+ làm xuất hiện trên vỏ những đốm trắng. Để khắc phục hiện tượng này có thể thay nước để làm giảm độ cứng, tránh bón vôi quá liều, cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với biện pháp kích thích lột xác. Sau khi lột xác thì đốm trắng sẽ mất đi.

Cách phòng trị bệnh

Các phương pháp phòng bệnh là chủ yếu:

  • Thả tôm giống sạch bệnh, không bị nhiễm WSSV (đã xét nghiệm bằng phương pháp PCR).
  • Thả đúng vụ, tránh thả tôm giống vào mùa lạnh.
  • Cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi. Ngăn chặn vật trung gian mang mầm bệnh (như cua, còng, chim, tôm tép nhỏ…) vào ao.
  • Trộn cho ăn VAXIN 3-5g/ kg thức ăn, ngày 2-3 cử.