- BỆNH EHP LÀ GÌ?
Bệnh do vi bào tử trùng nhiễm trùng thuộc họ Microsporidia chủng loại Enterocytozoon hepatopanaei hay gọi tắt là EHP. Vi bào tử trùng có kích thước rất nhỏ gần như vi khuẩn, và khi tôm bị nhiễm vi bào tử trùng EHP làm cho tôm yếu và tạo điều kiện cho các dòng khuẩn Vibrio tấn công và gây bệnh.
- CƠ CHẾ GÂY BỆNH
Phần quan trọng của vi bào tử là bên trong có rất nhiều ống cuộn lại với nhau. Ở phần đầu có 1 đường ống có thể vươn ra khỏi bào tử để bám vào vỏ (da) tôm trong quá trình tôm đang và sau lột xác hoặc bám kí sinh vào những sinh vật khác và tiết chất độc gây bệnh vào cơ thể tôm. Những vật mang mầm bệnh theo đường ống này làm cho tôm dễ dàng bị nhiễm khuẩn. Bên trong vi bào tử trùng EHP không có Mitochondrian (ty thể) nên không thể tự tạo năng lượng. Vì vậy, chúng cần phải sống nhờ vào năng lượng từ các tế bào trong cơ thể tôm để phân chia tế bào được nhiều hơn, làm cho các bộ phận nhiễm EHP khiến cho tôm chết nhanh với số lượng nhiều..
- CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM
- Tôm mẹ – trứng (tôm post sau này)
– Tôm – tôm : trong ao nuôi, tôm thường có xu thế ăn những con tôm bệnh, hay những sinh vật mang mầm bệnh như cua, phân tôm,…
– Kí sinh vào tôm : khi tôm lột xác, vi bào tử trùng thả ống kí sinh vào da tôm, thải chất độc, gây bệnh và làm chết tôm.
- DẤU HIỆU BỆNH LÝ
- Kí sinh trùng xâm nhập cơ thể tôm vào 3 đường trên và tiếp tục đi vào các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là gan tụy. Trường hợp kí sinh vào da (vỏ) tôm thì EHP sẽ sinh sản và vào các bộ phận khác theo đường máu của tôm.
- Khi bị nhiễm EHP , gan tôm có màu bất bình thường , kích thước nhỏ dần và mềm nhũn,
- Cơ có màu trắng đục,
- Tôm ốm yếu, còi cọc và mềm mang. Tôm giảm sức đề kháng và Vibrio dễ dàng xâm nhập, gây bệnh.
- PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VI BÀO TỬ TRÙNG EHP
- Bằng kính hiền vi 100x: kích thước vi bào tử trùng rất nhỏ (1,2 x1,7µm) nên quá trình chuẩn đoán gặp nhiều khó khăn và cần kinh nghiệm của người chuẩn đoán
- Bằng máy PCR : EHP – 177bp
- PHÒNG BỆNH
Trong vùng dịch – Tôm chưa nhiễm bệnh
- Xử lý môi trường:
- Không tiếp xúc với các ao đã nhiễm EHP.
- Khử trùng dụng cụ bằng VIRID EHP.
- Rãi vôi (CaO) quanh ao để hạn chế sự lây lan.
- Nước ao lắng phải được lọc sạch và sử lý bằng KILL VIO nhằm loại bỏ các vật chủ trung giang.
- Cho ăn:
- E-KONTROL: 5ml/ 1kg thức ăn, cho ăn 1 cử/ 1 ngày, cho đến khi tôm đặt từ 60-70 ngày tuổi (hoặc đến lúc tôm ổn định).
- Cho ăn 5 ngày liên tục 1 cử / 1 ngày, theo chu kỳ 7-10 ngày lập lại 1 lần.
TRỊ BỆNH
Xử lý môi trường:
- Sang thưa mật độ.
- Xiphong thường xuyên hạn chế chất thải của tôm nuôi.
- Tăng cường dùng vi sinh BIO BZT phân hủy mùn bả hữu cơ.
- Sử dụng Goldine99 500ml/1000m3
Cho ăn:
- Tăng cường HI GROW (5ml/kg) nhằm tăng hàm lượng dinh dưỡng cho tôm nuôi.
- E-KONTROL: trộn 10ml/ 1 kg thức ăn + MAXLIVE (10ml/kg) cho ăn 2 cử trong ngày, sử dụng liên tục trong 7 ngày. Sau 3 ngày cho ăn đem tôm đi chạy mẫu PCR.
Phòng bệnh (ngăn ngừa tái phát sau nhiễm bệnh)
- E-KONTROL: 5ml/ 1kg thức ăn, cho ăn 1 cử/ ngày. Cho đến khi tôm đạt 60-70 ngày tuổi (hoặc đến lúc tôm ổn định)
- Cho ăn 5 ngày liên tục 1 cử/ 1 ngày, theo chu kỳ 7-10 ngày lập lại 1 lần.
LƯU Ý NUÔI TÔM MÙA MƯA
Vào đầu mùa mưa, khi mưa xuống đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và sức khoẻ tôm thẻ trong ao nuôi.
Trong đó, hiện tượng rớt tảo, chất lơ lửng trong ao nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi.
Do đó: để hạn chế và làm giảm ảnh hưởng do tảo rớt, chất lơ lửng , nước dơ trong ao nhiều đã có giải pháp:
Sử dụng : kết hợp ENZYME BIOBZT 1KG + VI SINH BIO BZT 100 gram + 4 kg mật đường / 1000 m3 nươc. Sục khí 12 tiếng đồng hồ
Sử dụng lúc 9 h sáng.
Đồng thời kết hợp WEL CLEAR 5 LÍT / 1000M3. Sử dụng lúc 10h sáng.
Ngoài ra: khi sử dụng ENZYME BIO BZT VÀ VI SINH BIO BZT sẽ làm tăng hàm lượng oxi trong ao, do làm sạch đáy ao, trong nước và làm giảm khí độc trong ao nuôi.
Mưa nhiều làm giảm kH và pH suy giảm chức năng gan và đường ruột, tôm lột chậm cứng vỏ gây hao tôm dưới dạng cục thịt, tôm bị stress
Cách xử lí:
Thay nước và giữ lượng nước ổn định.
Ngâm vôi nóng hoặc CaCO3 để sẵn lắng trong 5 kg/1000m3 nước tác dụng tăng pH cho ao nuôi ổn định pH.
Tạt lipo-d cho tôm khi trời mưa giúp tôm khỏe chống sốc và giảm stress 1 kg/1000 m3
Ngâm sục khí trong nước ngọt hỗn hợp ALKA UP 10 kg + Q-SHELL 3 kg/1000 m3 làm tăng kiềm và giúp tôm nhanh cứng vỏ giảm lượng tôm hao hụt. Có thể bổ sung Mg và kali nguyên liệu 10 kg/1000 m3
Tạt TOP QUEEN + V-CONTROL định kì 3-5 ngày khi trời mưa giúp tăng cường gan tôm giảm khả năng bệnh về gan cho tôm.
Trời mưa giảm 30% lượng thức ăn tăng cường bộ đôi đường ruột HIPOWER-B99 + KIZENTO 10 g/kg thức ăn. Ngâm 500g B-99 bột sục khí 10 lít mật đường đã nấu chín ( khử khuẩn) với nước ngọt trong tiếng, sử dụng cho ao 1000 m3. Tác dụng tăng cường lợi khuẩn trong nước.
Kèm theo sử dụng vi sinh super PSB 10 lít + ENZYME BIO BZT 1 kg/1000 m3 để xử lí vấn đề về tảo và đáy ao.
- Tình trạng:
Tôm con mới thả khi gặp trời mưa ảnh hưởng đến sức khoẻ rất nhiều, do làm thay đổi môi trường trong ao nuôi.
Do đó , tôm ăn yếu , bỏ ăn … Dẫn đến gan tôm bị vàng sau đó dần dần gan nhạt và đến trắng gan.
- Cách khắc phục:
Cung cấp khoáng chất và điều chỉnh mổi trường, tăng cường oxi để hạn chế tôm bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, Sử dụng:
- LIPO- D để tăng sức đề kháng và giúp tôm chống sốc khi môi trường thay đổi khi mưa.
- Topquen 1 chai cho 600m3 nước.
- Đánh vào buổi sáng 8h và 19h trong ngày. Sử dụng 2 ngày liên tục.
- Tùy theo thời tiết và tình trạng tôm mà sử dụng các liều sau.
Đặc biệtt, khi tôm con mới thả gặp trời mưa nên hạn chế cho ăn