Thưởng thức đặc sản Tam Giang – Cầu Hai

Cái thú vào nhà hàng ở Huế để thưởng thức các món ăn đặc sản vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai không còn quá xa lạ đối với người dân xứ Huế và du khách.

Ngon mà không đắt

Bước chân vào nhà hàng, điều mà khách hàng quan tâm nhất là các món ăn và giá cả. Điều làm tôi hài lòng nhất đó là, các món ăn nguyên liệu thuốc thú y ở nhà hàng tại Huế đều tươi, ngon, nhưng giá không đắt. Một gia đình khoảng 5 thành viên, dùng 4 món trong một bữa ăn gồm cá dìa hấp rau mồng tơi, trìa nướng, tôm rang muối, cháo cá mú chẳng hạn và cả thức uống chỉ với giá 700 ngàn đồng.

 

Một nhà hàng bắt tôm, cá ở hồ lên chế biến phục vụ thực khách

Anh Châu Hoàng Nam, quản lý nhà hàng Duyên Anh cho biết: “Để có tôm, cá ngon cung ứng nhu cầu thực khách, hàng ngày nhà hàng Duyên Anh hợp đồng mua ở huyện Phú Vang và Phú Lộc. Vì vậy, lúc nào nhà hàng cũng có các loại tôm, cá tươi, thịt thơm ngon, như cá nâu, cá mú, cá chình, cua… phục vụ khách gần xa”. Các loại hải sản này được ngư dân đánh bắt tự nhiên ở đầm phá và cả nuôi trồng sử dụng thức ăn tự nhiên nên thịt thơm, ngon giống hệt như cá tự nhiên. Khách chọn ăn những con cá to, còn sống, thân đẫy đà, trơn mướt, mới nhìn là đã thích mắt rồi. Tùy theo ý của khách mà có những món khác nhau, nào là cá nấu cháo, hấp hành…. Món cá mú hấp thường được dọn kèm với rau và bánh tráng. “Đúng điệu” là phải dùng bánh tráng nhúng cuốn với thịt cá, rau sống, dưa leo và chấm với nước mắm ruốc thật hấp dẫn. Thịt cá trắng, thơm, béo đậm hương vị tự nhiên. Ngoài cảm giác ăn ngon miệng, cá mú còn có nhiều dinh dưỡng bồi bổ thêm sinh lực cho cơ thể.

“Trước đây, tui chỉ nuôi các loại cá rô, chép, dầy… tiêu thụ nội địa, hiệu quả kinh tế thấp. Ba năm nay, gia đình chuyển sang nuôi cá vẩu, dìa, kình… có thịt thơm ngon để hướng vào nhà hàng. Đến kỳ thu hoạch, không phải mất công đưa ra chợ bán mà được các thương lái hợp đồng thu mua sản phẩm để cung cấp cho các nhà hàng ở thành phố”. Ông Đặng Văn Sinh, người nuôi cá ở xã Lộc Bình, Phú Lộc vui mừng kể.

Trò chuyện việc nuôi cá để cung ứng nhà hàng, ông Võ Diên, ở thị trấn Thuận An (Phú Vang) cười: “Gia đình tui theo đuôi con tôm, con cá từ thập niên 90. Ban đầu gặp không ít khó khăn, lỗ nhiều lãi ít. Năm 2009, tui chuyển sang nuôi chuyên cá đối, dìa, kình sử dụng thức ăn tự nhiên nên có thịt thơm ngon. Đến mùa thu hoạch, các thương lái đến giành giật thu mua. Không ngừng đáp ứng nhu cầu của thực khách, năm 2011, tui mở nhà hàng để tận dụng nguồn thủy hải sản nuôi trồng tại chỗ phục vụ thực khách”.

Ngày nay, đời sống của người dân được nâng cao, việc sử dụng các thực phẩm đòi hỏi phải ngon, chất lượng. Các loại thủy hải sản cũng là một trong những món ăn đặc sản của người dân ở trong gia đình hoặc nhà hàng.

Tài nguyên vô giá

Thừa Thiên Huế được thiên nhiên ban tặng hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á, diện tích 22.000 ha, chiếm 11% diện tích đầm nước của Việt Nam.

Khoảng 15 năm về trước, vùng đầm phá có nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao như các loại cá: đối, nâu, dìa… Do khai thác nguồn lợi thuốc thú y cạn kiệt dần, các loài thủy sản nguy cơ tuyệt chủng cao. Anh Phan Dũng, ở xã Vinh Hiền (Phú Lộc) cho biết: “Trong một lần đi đặt chuôm ở đầm phá để đánh bắt cá hồng, mú tự nhiên về nuôi thì có lẫn vào một con cá lạ. Biết vậy, nhưng tui vẫn nuôi, cho ăn và chăm sóc giống như cá hồng, mú. Sau hơn 2 tháng nuôi, xem kỹ mới hay chính là loại cá vẩu, được dân gian xếp vào loại cá quý hiếm, ngon. Thịt săn chắc, thơm và ít có mùi tanh như một số loại cá khác. Từ đó, bà con trong vùng đến xem và cùng nhau bắt cá vẩu giống tự nhiên về thả nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nguyên liệu thuốc thủy sản tại quận Thủ Đức

Tiếng lành đồn xa, không những lan trong vùng mà còn sang các địa phương lân cận như xã Lộc Trì, Lộc Bình… Anh Trần Cát, ở xã Lộc Bình vui mừng: “Trước đây, gia đình tui thả nuôi tôm trên diện tích 2 ha, 5 năm liên tục tôm nuôi xảy ra dịch bệnh, chết trên diện rộng, mấy năm liền tiền vay ngân hàng không có khả năng để trả. Được tin, ở xã Vinh Hiền nhiều bà con nuôi cá vẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, thế là năm 2010 gia đình tui mạnh dạn vay của người thân 20 triệu đồng đầu tư nuôi 100 con cá vẩu. Sau 6 tháng, cho lãi gần 20 triệu đồng. Kết quả, đầu tư một lãi một, mừng quá, năm sau gia đình tui đầu tư phát triển thêm 2 lồng nuôi cá vẩu”. Không những đầu tư nuôi cá vẩu, giờ đây bà con ngư dân ở vùng ven biển, đầm phá còn đầu tư nuôi nhiều loài cá ngon, như dìa, kình, mú, đối… Đặc biệt, các loại cá này bắt nguồn giống tự nhiên về nuôi và phần lớn cho ăn thức ăn tự nhiên như cá, tôm nhỏ, rong ở đáy hồ, nên có thịt thơm ngon không khác gì tự nhiên.

Tài nguyên thủy hải sản ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và nhiều loài cá được ngư dân nuôi từ nguồn giống tự nhiên không những đơn thuần là thực phẩm cung ứng trong bữa ăn hàng ngày của người dân, mà còn vươn xa hơn góp phần làm giàu văn hóa ẩm thực Huế.